Mạch điện Cơ bản
Trong bài học này, bạn sẽ tìm hiểu xem cần bao nhiêu bộ phận cơ bản để tạo một mạch điện.
Đồng thời, bạn sẽ tìm hiểu về một số mạch điện thường được sử dụng trong điều khiển tuần tự với các thiết bị và máy móc trong nhà máy.
Các bộ phận của Mạch điện
Bạn cần thiết kế một mạch điện để bật đèn điện bằng một ắc quy như mạch bên phải.
Bác bộ phận cơ bản được sử dụng trong mạch điện là “Bộ Cấp điện”, “Công tắc” và “Tải”.
-
Bộ cấp điện là một thiết bị cung cấp điện để tạo ra dòng điện.
-
Công tắc là một thiết bị đóng mạch mở hoặc mở mạch đóng.
-
Tải là một thiết bị tiêu thụ điện.
ví dụ như Bóng đèn, Lò sưởi hay Động cơ.
Hãy click vào nút trong hình bên phải để tìm hiểu cách mỗi bộ phận cơ bản hoạt động.
Mạch thường dùng
Trong nhiều trường hợp, mạch trông có vẻ rất phức tạp nhưng thực tế là kết hợp các mạch cơ bản. Các mạch thường được sử dụng nhiều nhất là mạch AND, mạch OR và mạch NOT.
- Mạch AND là một mạch bật đầu ra chỉ khi tất cả đầu vào được BẬT.
- Mạch OR là một mạch bật đầu ra khi BẤT KỲ đầu vào nào được BẬT.
- Mach NOT là một mạch bật đầu ra khi đầu vào được TẮT và tắt đầu ra khi đầu vào được BẬT. Nói cách khác, đầu ra ngược với đầu vào.
Hãy click vào nút trong hình bên phải để tìm hiểu cách mỗi bộ phận cơ bản hoạt động và các tab của hình để xem lần lượt các mạch AND, OR, NOT.
Mạch Tự giữ
“Mạch Tự giữ” là một mạch khác thường được sử dụng.
- Mạch Tự giữ cũng BẬT đầu ra [tải] khi “Đầu vào Khởi động[công tắc]” được BẬT giống như mạch điện cơ bản.
- Khác biệt lớn nhất so với mạch điện cơ bản là ” Mạch Tự giữ có thể giữ đầu ra BẬT ngay cả khi “Đầu vào Khởi động” bị TẮT”. Mạch này có khả năng ghi nhớ.
- Mạch Tự giữ được trang bị công tắc “Đầu vào Đặt lại [công tắc 2]” để TẮT đầu ra.
Tài liệu
Tại đây bạn có thể tìm thấy nhiều loại tài liệu giúp bạn học và ôn tập mỗi nội dung của “Giới thiệu về Tự động hóa Nhà máy”.