Thiết bị Điều khiển Phổ biến

Giới thiệu
Trong bài học này, bạn sẽ tìm hiểu về nhóm thứ hai của các bộ phận điều khiển, “Nhóm Thiết bị Điều khiển”.
Thiết bị đầu ra được vận hành bởi thiết bị điều khiển theo tín hiệu từ thiết bị đầu vào.
“Rơ-le” và “Bộ hẹn giờ (Timer)” là các thiết bị điều khiển rất phổ biến.
Đồng thời, bạn sẽ tìm hiểu cách lựa chọn sản phẩm của OMRON cho mục này.
 
Thiết bị Điều khiển (Rơ le
Trong các thiết bị và máy móc trong nhà máy, thiết bị đầu ra được vận hành bởi thiết bị điều khiển theo tín hiệu từ thiết bị đầu vào.
Và thiết bị điều khiển xác định quy tắc hoặc thứ tự vận hành.
Một rơ-le BẬT hoặc TẮT tiếp điểm bằng điện từ.

  1. “Rơ-le” truyền tín hiệu từ thiết bị đầu vào và vận hành thiết bị đầu ra.
  2. “Rơ-le” gồm hai phần, Bộ phận Cuộn dây và Bộ phận Tiếp điểm. Hai phần này đều được cách điện.
  3. “Rơ-le” có thể bao gồm nhiều tiếp điểm trong một Bộ phận Tiếp điểm vậvận hành các tiếp điểm này cùng một lúc.Cấu trúc này mang lại tính năng duy nhất cho “Rơ-le”
    (1) Rơ-le có thể xử lý hai hoặc nhiều tải với một đầu vào.
      (2) Rơ-le có thể chuyển mạch tải lớn bằng dòng điện nhỏ.
    (3) Rơ-le 
    có thể truyền các loại tín hiệu điện khác nhau. Ví dụ: có thể chuyển mạch tải AC bằng tín hiệu đầu vào DC.

    Thiết bị Điều khiển (Bộ đặt thời gian)
    “Rơ-le” và “Bộ hẹn giờ” là các thiết bị điều khiển rất phổ biến và “Bộ hẹn giờ” rất giống với “Rơ-le”.

    1. “Bộ hẹn giờ” cũng nhận tín hiệu từ thiết bị đầu vào và vận hành thiết bị đầu ra. sau một khoảng thời gian cho trước.
    2. “Bộ hẹn giờ” gồm ba phần, Bộ phận Đếm Giờ, Bộ phận Cuộn dây và Bộ phận Tiếp điểm.“Bộ hẹn giờ” cũng có các tính năng duy nhất như “Rơ-le”.
      (1) Bộ hẹn giờ có thể xử lý hai hoặc nhiều tải với một đầu vào.
        (2) Bộ hẹn giờ có thể chuyển mạch tải lớn bằng dòng điện nhỏ.
      (3) Bộ hẹn giờ 
      có thể truyền các loại tín hiệu điện
      khác nhau.

    Các Thiết bị Điều khiển Khác


    (click vào các tab và nút ấn trong hình để xem chi tiết)
    Kết hợp rơ-le và bộ hẹn giờ mang lại nhiều tùy chọn để điều khiển tuần tự và định giờ vận hành thiết bị đầu ra.
    Tuy nhiên, để thực hiện các vận hành phức tạp hơn, có thể cần các thiết bị điều khiển khác như Bộ đếm, Thiết bị kiểm soát Nhiệt độ và Bộ điều khiển Logic Lập trình (PLC).

    1.  “Bộ đếm” đếm số lượng tín hiệu đến từ thiết bị đầu vào hoặc cảm biến. Sau đó bộ đếm xác định cách và thời điểm điều chỉnh đầu ra của mình dựa trên một vài khả năng do người dùng chọn.  
    2. “Thiết bị kiểm soát Nhiệt độ” đo nhiệt độ của chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí và so sánh nhiệt độ đo được với mục tiêu đã cho và quyết định cách điều chỉnh đầu ra để làm tăng hoặc giảm nhiệt độ.
    3.  “PLC” cũng xử lý tín hiệu từ thiết bị đầu vào nhưng điều khiển thiết bị đầu ra của mình theo chương trình của người dùng lập ra đã được lưu trữ trong bộ nhớ PLC. Theo cách này, bộ xử lý trong PLC có thể điều tiết nhiều kết hợp khác nhau giữa thiết bị đầu vào và hoạt động đầu ra mà không phải đi dây lại nhiều.

    Lựa chọn Sản phẩm

    Omron cung cấp nhiều loại bộ phận điều khiển khác nhau để phục vụ cho nhiều ứng dụng công nghiệp.
    Chúng ta hãy xem nhóm các thiết bị điều khiển tiêu chuẩn của chúng tôi.

    1. Rơ-le 
      Rơ-le Đa năng MY
    2. Bộ hẹn giờ
      Bộ hẹn giờ bán dẫn H3Y

     
    Mục lục:
    Bài 1: Giới thiệu về Tự động hóa Nhà máy

    Bài 2: Cảm biến quang điện

    Bài 3: Cảm biến Tiệm cận

    Bài 4: Kiểm soát nhiệt độ

    Bài 5: Bộ Nguồn

     Bài 6: Rơle Đa năng

    Bài 7: Truyền động điện xoay chiều –( Biến tần)

    Bài 8: Cảm biến Sợi Quang

    Bài 9: Điều khiển Chuyển động Cơ bản

    Bài 10: Khái niệm cơ bản về PLC

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *