Tổng quan
Hãy nghĩ về lý do tại sao bạn mang theo ô vào một ngày mưa.
Khi bạn nhìn lên bầu trời (mắt), trời đang mưa.
Bạn nhớ ra rằng một chiếc ô sẽ giúp mình khỏi bị ướt (bộ não-bộ nhớ).
Bởi vậy bạn có thể phán xét một cách logic “Tôi phải mang theo ô khi thấy trời mưa”. và
hướng dẫn cơ di chuyển tay và chân nhằm cầm lấy ô (bộ não-thực thi).
Mắt ——> Bộ não ———-> Cơ
Cơ chế của PLC cũng tương tự như bạn.
Thay vì mắt, PLC có Khối Đầu vào.
Thay vì bộ não, PLC có CPU.
Thay vì cơ, PLC có Khối Đầu ra.
Khối Đầu vào/Đầu ra (Input / Output Unit)
Các thiết bị đầu vào được kết nối với khối Đầu vào của PLC.
Các thiết bị đầu ra được kết nối với khối Đầu ra của PLC.
Ví dụ của dòng CP1H | |
Các trang tiếp theo hiển thị khái niệm cơ bản về kết nối giữa Khối Đầu vào/Đầu ra của PLC và thiết bị Đầu vào/Đầu ra.
Khái niệm cơ bản về đi dây đầu vào
Hình biểu thị đi dây đầu vào.
Khi các thiết bị được kết nối với các cổng của một khối Đầu vào BẬT, tín hiệu sẽ gửi tới CPU trong PLC.
Mỗi cổng có một số, thường từ 00 đến 15. Mỗi đầu vào trên một Khối Đầu vào cho trước được gán một số, bắt đầu bằng đầu vào00.
Nhấp vào ĐÂY để xem mẫu cấu hình đi dây chi tiết hơn.
Khái niệm cơ bản về đi dây đầu ra
Hình biểu thị đi dây đầu ra.
Khi CPU gửi lệnh làm sáng bóng đèn đến Khối Đầu ra, bóng đèn được kết nối với cổng của Khối Đầu ra sẽ BẬT.
Mỗi cổng có một số, thường từ 00 đến 15. Mỗi đầu vào trên một Khối Đầu vào cho trước được gán một số, bắt đầu bằng đầu vào00.
Nhấp vào HERE (ĐÂY) để xem mẫu cấu hình đi dây chi tiết hơn.
Địa chỉ Vào /ra
Các thiết bị kết nối với PLC được quản lý theo số.
Chúng tôi gọi đó là địa chỉVào / ra (Đầu Vào / Đầu Ra).
- Địa chỉ là một số duy nhất nhằm xác định thiết bị Vào / ra (Đầu vào/Đầu ra).
- Một địa chỉ gồm một địa chỉ từ (CH=kênh) và một số bit và có dạng thập phân.
- Mỗi thiết bị số kết nối với Khối Đầu vào hoặc Khối Đầu ra được gán một bit đơn.
- Các thiết bị được cấp địa chỉ tùy thuộc vào số cổng mà đầu vào và đầu ra được kết nối.
- Địa chỉ thường được sử dụng cho thiết vị Vào / ra được gọi là vùng “CIO (Core IO – Đầu vào / ra cơ bản)”.
Ví dụ:
CIO 000000 nghĩa là word (CH) 0000 bit 00.
CIO 010003 nghĩa là từ (CH) 0100 bit 03.
Bạn có thể bỏ “0” trong địa chỉ số cao hơn và đặt dấu chấm giữa CH và số bit để xác định địa chỉ một cách rõ ràng.
Ví dụ:
CIO 0.00 biểu thị word (CH) 0000 bit 00.
CIO 100.03 biểu thị từ (CH) 0100 bit 03.
Các số khác nhau tùy thuộc vào kiểu PLC.
Kiểu CP1 và CJ2 quản lý thiết bị theo địa chỉ sáu số.
CPU – Bộ nhớ Vào / ra -1
Trạng thái BẬT/TẮT của thiết bị đầu vào được gửi từ Khối Đầu vào đến Khối CPU. CPU nhận
thông tin và lưu trữ thông tin đó trong bộ nhớ.Bộ nhớ được gọi là bộ nhớ Vào / ra.
Trạng thái BẬT được xử lý dưới dạng 1 trong bộ nhớ Vào / ra. Trạng thái TẮT được xử lý dưới dạng 0 trong bộ nhớ Vào / ra.
Vui lòng nhấp vào nút ấn trong sơ đồ, sau đó bạn có thể xem thay đổi của bộ nhớ tại địa chỉ của đầu vào.
CPU – Bộ nhớ Vào / ra -2
Đơn vị nhỏ nhất của bộ nhớ gọi là bit. Địa chỉ bit bắt đầu từ 00 đến 15. Hợp nhất 16 bit tạo thành một từ hoặc
địa chỉ kênh (CH) trong bộ nhớ PLC. Do đó bạn có thể nói 1 CH = 16 bit = 1 từ.
Vui lòng nhấp vào nút START (ấn 3 lần ) trên sơ đồ, sau đó bạn có thể xem hình bộ nhớ Vào / ra.
(Hình di chuyển trong ba bước.)
Thiết bị Lập trình
Bạn sử dụng Thiết bị Lập trình để nhập và giám sát chương trình. Đối với Thiết bị Lập trình, bạn có thể sử dụng Phần mềm hỗ trợ.
CX-Programmer:
CX-Programmer được sử dụng phổ biến để lập trình và giám sát PLC.
CX-One:
CX-Programmer bao gồm trong Bộ phần mềm Tích hợp Tự động hóa Nhà máy, CX-One. CX-One cố gắng giảm tổng chi phí sở hữu cho người dùng bằng cách cung cấp môi trường thông suốt để vận hành Phần mềm Hỗ trợ cần thiết cho tất cả các quy trình, từ thiết kế hệ thống Tự động hóa Nhà máy đến vận hành và bảo dưỡng.
Nhấp vào ĐÂY để xem danh sách phần mềm có trong CX-One.
Nhấp vào ĐÂY để xem danh mục CX-One.
CPU – Bộ nhớ người dùng
Chương trình người dùng được lưu trữ trong bộ nhớ người dùng của
Khối CPU trong PLC. Bộ vi xử lý trong CPU thực thi chương trình. Sơ đồ hình thang thường được sử dụng để tạo các chương trình cho PLC.
Sơ đồ hình thang |
Theo sơ đồ hình thang này, CIO 100.03 BẬT khi CIO 0.00 BẬT. Luôn cần có lệnh END (KẾT THÚC) ở cuối chương trình. Sơ đồ hình thang tương tự như sơ đồ của một nhóm mạch rơle. |
Bộ Cấp điện
Phần cấp điện của PLC nhận điện năng từ một nguồn bên ngoài và
thay đổi thành điện một chiều để sử dụng trong PLC.
Do đó, cần có bộ nguồn để vận hành CPU ngoài các bộ cấp điện
cho thiết bị đầu vào và thiết bị đầu ra.
Tóm tắt
Khối Đầu vào
Giám sát sự thay đổi trạng thái của thiết bị đầu vào được kết nối với PLC.
Khối Đầu ra
Tạo tín hiệu sẽ được gửi tới thiết bị đầu ra.
CPU
Chi phối tất cả các hoạt động của PLC.
Chức năng chính là để kiểm tra trạng thái của đầu vào, chạy chương trình và cập nhật đầu ra.
Khối CPU bao gồm phần bộ nhớ được sử dụng để lưu chương trình và dữ liệu người dùng.
Thiết bị Lập trình
Nhập và giám sát chương trình người dùng.
Bộ Cấp điện
Bộ nguồn cung cấp điện cho CPU và kết nối bus giữa mỗi đơn vị.
Hoạt động Tổng thể -1
Hãy xem cách mỗi Khối hoạt động dưới dạng tổng thể. Hình động dưới đây di chuyển từng bước một.
Nhấp vào Nút ấn ở trên cùng bên trái của hình khi bạn đã sẵn sàng để bắt đầu.
Và nhấp lại vào nút Play (Phát) để xem phần tiếp theo của hình động.
Hoạt động Tổng thể -2
1. Khối CPU chạy chương trình từng bước từ lệnh đầu tiên của chương trình đến lệnh END – KẾT THÚC.
Theo kết quả, CPU lưu trữ dữ liệu 1 hoặc 0 trong bộ nhớ Vào / ra thích hợp.
2. Sau khi thực thi lệnh END, CPU thực hiện cập nhật tình trạng Vào / ra, trao đổi dữ liệu giữa các Khối đầu vào/đầu ra và bộ nhớ Vào / ra của CPU.
3. Thiết bị đầu ra sẽ được kích hoạt hoặc hủy kích hoạt tùy thuộc vào dữ liệu và CPU nhận dữ liệu đầu vào qua Khối Đầu vào.
Sau đó CPU lại chạy từ dòng đầu tiên của chương trình theo trạng thái của đầu vào được cập nhật.
CPU lặp lại các hoạt động này theo chu kỳ ở tốc độ rất cao.
Nhấp vào ĐÂY để xem việc chạy chương trình chi tiết hơn.
Vận hành Chu kỳ
Biểu đồ tiến trình sau thể hiện hoạt động tổng thể của CPU.
Chu kỳ này được thực hiện lặp đi lặp lại.
Thời gian cần thiết cho một chu kỳ từ Xử lý cơ bản đến Dịch vụ Ngoại vi được gọi là thời gian chu kỳ.
Bắt đầu Khởi động
Khởi động phần cứng, kiểm tra bộ nhớ
người dùng.
Xử lý Cơ bản
kiểm tra pin và kiểm tra bus Vào / ra và bộ nhớ chương trình người dùng.
Chạy Chương trình
là việc chạy chương trình người dùng.
Cập nhật dữ liệu Vào / ra
trao đổi dữ liệu giữa Khối Đầu vào/Đầu ra
và bộ nhớ Vào / ra của CPU.
Dịch vụ Ngoại vi
thực thi mọi yêu cầu từ
thiết bị được gắn với cổng ngoại vi và
cổng nối tiếp cũng như các dịch vụ khác.
Thời gian Chu kỳ
Nếu bạn kết nối thiết bị có tín hiệu ngắn hơn thời gian chu kỳ của PLC, thì có khả năng PLC không thể phát hiện ra tín hiệu.
Do đó, nếu bạn cần phát hiện tín hiệu ngắn (xung), bạn hãy sử dụng chức năng đầu vào đặc biệt như Đầu vào Bộ đếm Tốc độ cao.Thời gian chu kỳ được xác định bởi các yếu tốnhư kiểu CPU, nội dung của chương trình người dùng và việc sử dụng các mô đun đặc biệt, v.v.
Vui lòng nhấp vào HERE (ĐÂY) để xem ví dụ về thời gian chu kỳ.