Chuyển đổi PLC và HMI (phần 1)

 
Tạp chí TĐH số 11-07  Tác giả Trần Dũng ( Trưởng văn phòng OMRON Việt Nam)
Công nghệ  điện tử và tự động hóa luôn phát triển không ngừng. Omron là một trong những hãng luôn đi đầu trong việc đưa ra các sản phẩm mới, tính năng tốt hơn nhằm thay thế các dòng sản phẩm cũ, trong đó có nhiều sản phẩm thuộc nhóm bộ điều khiển lập trình (PLC) và màn hình giao diện (HMI).
Việc chuyển đổi từ PLC / màn hình cũ hiện đang dùng sang loại mới hơn là việc cần phải thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo hoạt động liên tục của hệ thống máy móc trong nhà máy, phòng khi thiết bị cũ dùng đã lâu hỏng hóc và không thể mua được đồ thay thế do hãng cung cấp đã ngưng sản xuất và chỉ cung cấp dải sản phẩm mới.
Việc thay thế từ hệ thống PLC sang loại mới không hề đơn giản và nhanh chóng. Thông thường do việc bản thân CPU của PLC cần thay đổi, nên cần có sự sửa đổi chương trình cho tương thích với CPU dòng mới. Nếu phần mềm hỗ trợ của CPU mới có thể đọc được chương trình cũ thì đỡ mất thời gian hơn. Nếu không, việc nhập chương trình
mới sẽ phải làm lại bằng tay từ đầu, song song với việc thay đổi các thông số thích hợp.
Bài viết này nhằm giúp các khách hàng đang sử dụng PLC và HMI của Omron có được các thông tin cập nhật về tình hình phát triển sản phẩm cũng như hướng dẫn hữu ích cho việc chuyển đổi thiết bị.
1. Xu hướng phát triển các dòng PLC và HMI Omron hiện nay. 

Hình 1:. Sự kết nối nhuần nhuyễn giữa các thiết bị tự động
Xu thế chính của các sản phẩm tự động hóa Omron mới là tích hợp mạng PLC, HMI, các bộ điều khiển, cảm biến,…trên một nền tảng thống nhất với sự kết nối hoàn hảo giữa các thành phần. Hiện tại Omron đã phát triển một gói phần mềm duy nhất CX-One hỗ trợ toàn bộ các sản phẩm liên quan.

Hình 2:. Smart Platform chia sẻ tài nguyên, kết hơp quản lý
Việc đơn giản hóa các bước lập trình với CX-One cho thiết bị “cắm vào là chạy” (Plug and Work) đã giúp các nhà tích hợp hệ thống đỡ mất nhiều công sức, rút ngắn thời gian thực hiện và giảm chi phí cho công trình.
Trong hệ thống cần chức năng lưu trữ số liệu (data logging), các model chuyên dụng SPU (Storage and Processing Units) giúp giảm chu trình xuống còn ở mức 5 ms, nhanh hơn và tin cậy hơn nhiều việc dùng máy tính (PC) để làm công việc này. Hơn thế nữa, việc thu thập một khối lượng lớn dữ liệu từ nhiều vùng nhớ khác nhau có thể thực hiện
được tiến hành đồng bộ. Điểm đáng chú ý nhất là hoàn toàn không phải lập trình cho CPU ngoài việc cài  đặt các thông số cần thiết. Ngoài ra, phần mềm hỗ trợ cho SPU cũng làm cho việc xử lý dữ liệu dễ dàng hơn bao giờ hết.
Với việc lập trình cho HMI, Omron  đã phát triển thư viện SAP (Smart Active Parts) phong phú và giảm nhiều thời gian thiết kế các trang giao diện. Các SAP này được cập nhật liên tục và có thể tải xuống miễn phí từ website của Omron.
2. Việc chuyển đổi các model PLC cũ sang loại mới
Trước hết, ta hãy xem các loại PLC cũ ra đời đã lâu trong biểu đồ dưới đây (Hình 3). Tại Việt nam, các micro PLC được dùng khá phổ biến, nhất là các dòng CPM. Với hệ thống lớn hơn, các model hay gặp là CQM1 (dùng nhiều ở các nhà máy gạch ốp lát với dây chuyền nhập từ Ý, Tây Ban Nha…), C200H/HS, C500.

Hình 3: Các dòng PLC cũ
Ở biểu đồ tiếp theo (hình 4), chúng ta thấy các dòng PLC mới gồm có:
– Loại micro: CPM1A, CPM2A/2C. Nhóm này mới có thêm dải CP1L và CP1H, là các loại PLC nhỏ gọn đa năng mới, về lâu dài sẽ thay thế cho toàn bộ series CPM1/2. Dòng này lập trình qua cổng USB, cổng t ruyền thông RS 232/422/485 có thể lựa chọn linh hoạt,  điều khiển t ruyền  động  đa năng tới 4 trục và tốc  độ 1MHz (model –Y). Model CP1H-XA có sẵn 4 đầu vào / 2 đầu ra analogue độ phân giải cao 1/12000 giúp giảm giá thành đáng kể cho các hệ cần xử lý tín hiệu tương tự.
– Loại cỡ vừa (mid size): chủ đạo là dòng CJ1H/G, CJ1M. Dòng CJ1 là loại nhỏ gọn, đa năng bán chạy nhất hiện nay tại Việt nam. CJ1 có tốc độ xử lý cao: chỉ 20ns cho 1 lệnh cơ bản, xử lý 38 nghìn bước lệnh chỉ trong 1 mi ligiây. Dữ liệu có thể lưu trữ dạng Excel ngay trong thẻ nhớ CF trên CPU.
– Loại lớn: dòng CS1 và CS1D (duplex) đảm đương các bài toán cao cấp
Như vậy, từ khoảng 10 dòng PLC cũ, Omron giờ đây phát triển tập trung vào 3 dòng PLC chính từ thấp đến cao là CP1(H/L), CJ1(M), CS1(D). Việc tập trung này cho phép chuyển đổi, nâng cấp, mở rộng hệ thống t rở nên  đặc biệt dễ dàng và tối ưu hóa các chức năng: lập trình khối Function Block, phát triển chức năng truyền thông cho hệ nhỏ
(môđun truyền thông của CJ1 có thể dùng cho loại micro CP1H), chức năng dấu phẩy động, biến đổi tỉ lệ cao cấp, các hàm sử dụng Double-word…

Hình 4: Các dòng PLC mới
Mời độc giả đón xem phần tiếp theo trong số sau:
Hướng dẫn chuyển  đổi các loại  SP10/16/20, SRM1, CPM1, C20/40/60 và CQM1(H)  

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *