Bảng chú giải thuật ngữ về Chuyển động

Vị trí Tuyệt đối:
Thông tin vị trí mô tả đầy đủ một vị trí trong không gian mà không cần tham chiếu đến vị trí trong quá khứ.

Định vị Tuyệt đối:
Chuyển động của thiết bị hoặc vật liệu thẳng đến một vị trí cụ thể trong không gian mà không cần tham chiếu đến vị trí trong quá khứ.
Truyền động Servo AC:
Bộ khuếch đại hoặc thiết bị truyền động được sử dụng để điều khiển động cơ Servo. Thiết bị này cung cấp điện áp và dòng điện cao hơn để di chuyển thực tế động cơ và bộ dẫn động tới một vị trí mong muốn.
Gia tốc:
Sự biến thiên vận tốc là một hàm thời gian. Tốc độ biến thiên vận tốc của một vật.
Bộ dẫn động:
Thiết bị tạo ra chuyển động cơ học từ năng lượng điện, thủy lực hoặc khí. Nhiều bộ dẫn động phổ biến trong các ứng dụng công nghiệp được truyền động bởi các động cơ điện.
Bộ khuyếch đại:
trong điều khiển chuyển động, là một thiết bị chuyển đổi tín hiệu mức thấp của bộ điều khiển chuyển động thành dòng điện và điện áp cao hơn cần để di chuyển thực tế thiết bị công nghệ bằng các động cơ điện.
Vít me Bi:
Một dạng vít me dẫn hướng trong đó “ren” của phần vít được khớp với ổ bi trong phần ổ trượt. Thiết kế này nhằm làm tăng hiệu suất của chuyển động.
Thay thế Cam:
Ứng dụng điều khiển chuyển động thay thế các chuyển động tạo ra bởi cam cơ học và thanh đẩy cam bằng các tín hiệu điện từ bộ điều khiển chuyển động. Bộ dẫn động trong hệ thống điều khiển chuyển động sẽ thực hiện chính xác chuyển động cơ học tạo ra bởi cam.
Mạch Kín:
Phương thức điều khiển trong đó vị trí được bộ điều khiển ra lệnh được so sánh với vị trí thực của động cơ. Tín hiệu sai số này được phản hồi lại bộ điều khiển và được dùng để ra lệnh cho hệ thống đến chính xác vị trí mong muốn. Ngoài vị trí, điều khiển mạch kín cũng dựa trên tốc độ, gia tốc hoặc mô-men xoắn. Phương thức điều khiển chuyển động không sử dụng phản hồi được gọi là “mạch hở”
Vòng Điều khiển:
Là điều chỉnh một biến bằng cách sử dụng phản hồi và điều chỉnh sai số để điều chỉnh một biến khác trong điều khiển quy trình.
Trong điều khiển chuyển động, vòng điều khiển có thể được thiết lập cho tốc độ, gia tốc, vị trí hoặc mô-men xoắn.
Chuyển động Phối hợp:
Synchronization of 2 or more axis in a motion control system.  For example, to move a cutter along a curved path, the X and Y axis of motion must move in coordination with each other to achieve the desired curved motion.
Dây chuyền cắt tấm:
Ứng dụng chuyển động trong đó sản phẩm được cắt theo chiều dài cụ thể. Trong ứng dụng này, có thể dừng sản phẩm để thực hiện việc cắt. Các nhà chế biến thực phẩm sử dụng loại quy trình này để cắt phó mát và thịt hộp trước khi đóng bao bì. Nếu không thể dừng sản phẩm, cần ứng dụng được phân loại chính xác hơn là “máy cắt lia”
Khoan:
Ứng dụng điều khiển chuyển động trong đó sản phẩm được khoan lỗ theo độ sâu chính xác. Khi thực hiện khoan, mũi khoan được đẩy lùi lại định kỳ để phủi sạch vật liệu được cắt. Hoạt động này được gọi là “khoan lỗ sâu” và có thể được xử lý bằng trục điều khiển bổ sung. Tốc độ và mô-men xoắn của mũi khoan có thể thay đổi khi cần để phù hợp với các loại vật liệu khác nhau.
Bộ mã hóa:
Thiết bị cung cấp thông tin phản hồi gia tăng hoặc tuyệt đối về vị trí hoặc vận tốc cho bộ điều khiển. Được sử dụng chủ yếu cho mục đích điều khiển mạch kín, bộ mã hóa thường được ghép nối với động cơ servo để cung cấp điều khiển chuyển động cơ học nhanh và chính xác.
Bộ mã hóa, Tuyệt đối:
Bộ mã hóa có thể cung cấp thông tin vị trí không phải gia tăng và không phụ thuộc vào tham chiếu đến vị trí trước đó. Bộ mã hóa có thể tích hợp nguồn điện độc lập để cung cấp vị trí tuyệt đối ngay sau khi mất điện.
Phản hồi:
Trong bất kỳ phương thức điều khiển mạch kín nào, tín hiệu từ phần tử điều khiển cuối được trả về bộ điều khiển cho mục đích đánh giá sự khác biệt giữa trạng thái ra lệnh và trạng thái thực của hệ thống. Trong hệ thống chuyển động, vị trí, gia tốc, tốc độ và mô-men xoắn có thể cung cấp thông tin phản hồi cho bộ điều khiển tùy thuộc vào cấu hình và cấu trúc của hệ thống điều khiển chuyển động.
Nạp đầy và Đóng kín:
Ứng dụng chuyển động thường thấy trong ngành đóng bao bì. Một túi được tạo thành từ vật liệu phẳng sau đó được đánh chỉ số để nạp đầy sản phẩm. Sau khi quá trình nạp đầy hoàn tất, túi được đóng kín và cắt khỏi dây chuyền sản xuất liên tục. Ví dụ, một túi khoai tây chiên được nạp đầy và đóng kín bằng quy trình này.
Máy cắt Lia:
Ứng dụng chuyển động trong đó việc cấp nguyên liệu liên tục được điều chỉnh “khi cần” mà không cần dừng chuyển động của sản phẩm. Lưỡi cắt phải chuyển động ở cùng tốc độ với sản phẩm để tạo ra vết cắt gọn. Loại ứng dụng này cũng bao gồm bất kỳ quy trình nào có sự đồng bộ giữa hai trục chuyển động chẳng hạn như ứng dụng dán nhãn, hoặc in trên sản phẩm mà chuyển động không thể dừng được.
Tạo hình:
Ứng dụng điều khiển chuyển động trong đó vật liệu được điều chỉnh hoặc áp dụng theo kiểu phức tạp trong không gian 2 chiều hoặc trong một số trường hợp là không gian 3 chiều. Ví dụ về ứng dụng tạo hình là bôi chất bín kín vào kính chắn gió của xe trên dây chuyền lắp ráp bằng rô-bốt, phủ lớp kem trên bánh ngọt, làm bánh quy cây, phay rãnh một thiết kế vào tấm gỗ, v.v. Đây là một ứng dụng phức tạp yêu cầu phối hợp 2 trục chuyển động trở lên.
Dòng điện Toàn Tải:
Dòng điện qua động cơ khi vận hành ở mô-men xoắn và tốc độ toàn tải với điện áp định mức áp dụng.
Tốc độ Toàn Tải:
Tốc độ của động cơ được vận hành với điện áp định mức và mô-men xoắn toàn tải.
Khối Chức năng:
Tính năng của mã chương trình hình thang của PLC Omron cung cấp khối mã chức năng tích hợp sẵn giúp việc lập trình phức tạp trở nên dễ dàng. Tham số được nhập vào khối chức năng để thực hiện việc vận hành phức tạp có mã đã được ghi bởi Omron và được lưu trữ vào khối. Tương tự với khái niệm gọi chức năng trong đó chương trình con mã hóa sẵn được gọi với danh sách tham số mà chương trình con sử dụng để thực hiện tác vụ.
Mô-men Giữ:
Đôi khi còn gọi là mô-men tĩnh, mô-men hoặc lực bên ngoài tối đa được áp dụng cho một động cơ được tiếp điện ở trạng thái dừng trước khi trục động cơ xoay.
Vị trí Gốc:
Vị trí tham chiếu được sử dụng làm điểm không hoặc điểm bắt đầu cho chuyển động dọc theo trục điều khiển chuyển động hoặc hệ thống trục.
Chuyển động Gia tăng:
Chuyển động của bộ dẫn động theo mức gia tăng nhất định.
Phương thức điều khiển chuyển động trong đó vị trí của bộ dẫn động được quyết định bởi sự khác biệt giữa vị trí thực và vị trí yêu cầu. Sau đó xung được áp dụng để gia tăng vị trí của bộ dẫn động theo đúng hướng.
Quán tính:
Thuộc tính kháng lại biến thiên về vận tốc của vật và phụ thuộc vào khối lượng, hình dạng của vật và các trục chuyển động.
Máy dán nhãn:
Ứng dụng điều khiển chuyển động để dán nhãn cho sản phẩm. Nhãn có thể là nhãn giấy được dán bằng keo dính hoặc có thể được in trực tiếp lên sản phẩm. Trong nhiều trường hợp, nhãn phải được dán khi sản phẩm đang chuyển động. Thường yêu cầu đồng bộ nhiều trục chuyển động.
Lead Screw:
Thiết bị cơ khí để biến chuyển động xoay thành chuyển động tuyến tính. Thiết bị thường bao gồm vít ren bên ngoài và ổ trượt ren bên trong. Khi vít xoay, ổ trượt sẽ dịch chuyển theo chiều dài của nó.
Vận chuyển Vật liệu:
Ứng dụng điều khiển chuyển động để di chuyển vật liệu từ vị trí này sang vị trí khác. Các ví dụ điển hình là chuyển sản phẩm giữa các bước quy trình, chuyển thành phẩm đến quy trình đóng bao bì, v.v. Băng chuyền, máy nạp đầy và máy gắp và đặt là các ví dụ về thiết bị vận chuyển vật liệu.
Cấu hình Chuyển động:
Minh họa bằng đồ thị về quan hệ giữa vị trí, gia tốc, tốc độ và mô-men xoắn so với thời gian. Cấu hình này được sử dụng để lập kế hoạch, phối hợp và lập tài liệu việc lập trình hệ thống điều khiển chuyển động.
Động cơ, AC:
Thiết bị cơ khí giúp chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành chuyển động xoay bằng mô-men xoắn được tạo ra trên động cơ bởi từ trường xoay.
Động cơ, Đồng bộ hoặc Cảm ứng:
Động cơ AC có tốc độ tỷ lệ thuận với tần số của dòng điện xoay chiều áp dụng.
Động cơ, Servo:
Một dạng động cơ không chổi than có nam châm vĩnh cửu trong bộ phận rô-to. Tốc độ được điều khiển theo tần số và pha của điện áp, dòng điện và được ghép nối với bộ mã hóa để cấp phản hồi cho bộ điều khiển.
Động cơ, Động cơ bước:
Một động cơ AC chuyên dụng cho phép định vị rời rạc mà không có phản hồi.
Mạch Hở:
Phương thức điều khiển trong đó lệnh và chuyển động thực tế của bộ dẫn động không được so sánh. Khi bộ điều khiển lệnh cho động cơ chuyển động, nó giả định rằng chuyển động yêu cầu đã xảy ra.
Giao diện Vận hành:
Trạm vận hành hoặc bảng điều khiển cung cấp phương tiện để ra lệnh cho hệ thống điều khiển chuyển động khởi động, dừng, v.v. Giao diện vận hành có thể bao gồm các nút ấn hoặc công tắc thực tế được đọc trực tiếp bởi bộ xử lý giám sát hoặc màn hình (HMI) chuyên dụng với giao diện đồ họa.
Trong một số hệ thống, giao diện vận hành cũng cho phép lập trình hệ thống chuyển động và/hoặc để thay đổi các tham số chuyển động.
PLC:
Bộ điều khiển Logic Lập trình. Bộ xử lý giám sát chuyên dụng lập trình có thể kết nối với nhiều thiết bị đầu vào và đầu ra khác nhau. Thiết bị này thường bao gồm các mô-đun điện tử được lắp đặt trên tuyến dẫn cục bộ hoặc qua mạng có dây hoặc không dây sử dụng cả giao thức độc quyền và/hoặc tiêu chuẩn ngành.
Chuyển động Điểm tới Điểm:
Chuyển động của một vật từ vị trí này sang vị trí khác. Ám chỉ chuyển động tuyến tính, đơn giản từ điểm A sang điểm B. Các dạng chuyển động phức tạp hơn giữa hai điểm sẽ cần đến một số dạng nội suy. Chẳng hạn như nội suy đường tròn có thể được sử dụng để tạo chuyển động cong theo đường tròn giữa hai điểm.
Vị trí:
Vị trí tuyệt đối của một vật trong không gian 3 chiều.
Công suất:
Công suất được đo bằng Watt và là tích của dòng điện (amp) với điện áp (vôn)
WATT = AMP X VÔN
745,7 watt bằng 1 mã lực (hp)
Tốc độ Xung:
Tốc độ lập lại của tín hiệu điện được sử dụng để điều khiển tốc độ động cơ. Tốc độ tính bằng xung trên giây được gọi là tần số.
Rô-bốt:
Hệ thống chuyển động được thiết kế để di chuyển vật liệu, bộ phận, dụng cụ, v.v.., thông qua một loạt các chuyển động được lập trình để thực hiện tác vụ. Ví dụ: rô-bốt được sử dụng trong nhà máy lắp ráp ô tô để hàn hoặc sơn phần thân xe.
Dao Quay:
Ứng dụng điều khiển chuyển động để cắt, đục lỗ hoặc khoét vật liệu đang chuyển động vào khoảng thời gian hoặc khoảng cách chính xác. Đôi khi vật liệu có thể được đánh chỉ số (dừng) trong khi lưỡi cắt hoặc dùi đang hoạt động. Trong quy trình liên tục trong đó vật liệu không thể dừng, thì việc phối hợp tốc độ giữa vật liệu và lưỡi cắt hoặc dùi phải được duy trì.
Bàn Xoay:
Ứng dụng chuyển động thường được sử dụng trong tác vụ sản xuất hoặc lắp ráp. Sản phẩm được tải lên bàn tuyến tính hoặc tròn và được đánh chỉ số để di chuyển sản phẩm giữa các bước quy trình. Khi tất cả các bước được hoàn tất, sản phẩm rời khỏi bàn và tiếp tục sang khu vực quy trình tiếp theo.
Đóng kín:
Ứng dụng điều khiển chuyển động chủ yếu trong chế biến thực phẩm thường yêu cầu 3 trục chuyển động với một số sự phối hợp giữa chúng. Việc dán miếng bít lên mặt lọ thực phẩm là một ví dụ.
Tốc độ:
Khoảng cách trên đơn vị thời gian chẳng hạn như mét trên phút hoặc cm trên giây. Không nhầm lẫn với Vận tốc có hướng: là một véc-tơ có cả biên độ và hướng.
Bộ xử lý Giám sát:
Bộ xử lý tìm nạp và thực thi hướng dẫn để theo dõi và giám sát các tác vụ ngoài chức năng chính của hệ thống. Trong điều khiển chuyển động, bộ xử lý giám sát liên kết giao diện vận hành, giao diện lập trình, bộ điều khiển chuyển động và các bộ phận hệ thống khác.
Mô-men xoắn:
Lực quay tác dụng hoặc tạo ra bởi hệ thống quay. Lực này bằng với tích của lực tác dụng tiếp xúc với bán kính chuyển động và khoảng cách từ tâm quay đến vị trí tác dụng lực. Nói cách khác:
Mô-men xoắn = Lực X Khoảng cách theo Bán kính
Cấu hình Tứ giác:
Cấu hình chuyển động đơn giản có hình tứ giác. Cấu hình này bao gồm vùng gia tốc không đổi tiếp theo là vùng tốc độ không đổi sau đó là vùng giảm tốc không đổi. Phần lớn các chuyển động điểm tới điểm tuân theo cấu hình chuyển động theo hình tứ giác.
Tời điện Ngang:
Ứng dụng điều khiển chuyển động đôi khi còn gọi là “ống cuộn chỉ” được sử dụng để cuộn dây mỏng (ren, dây dẫn, sợi chỉ, v.v..) lên lõi hoặc ống cuộn theo kiểu xác định. Ống cuộn thường được truyền động bởi động cơ và bao gồm bộ dẫn động tuyến tính dẫn hướng vật liệu lên ống cuộn.
Truyền động Tần số Biến thiên (VFD):
Động cơ AC có tốc độ được điều khiển theo tần số của dòng điện AC cung cấp cho động cơ. Sự thay đổi về tần số này thay đổi tốc độ của từ trường xoay truyền động trục đầu ra của động cơ.
Vận tốc hướng:
Véc-tơ có cả biên độ và hướng mô tả chuyển động của một vật.
Bàn XY:
Ứng dụng điều khiển chuyển động đôi khi còn gọi là “ống cuộn chỉ” được sử dụng để cuộn dây mỏng (ren, dây dẫn, sợi chỉ, v.v..) lên lõi hoặc ống cuộn theo kiểu xác định. Ống cuộn thường được truyền động bởi động cơ và bao gồm bộ dẫn động tuyến tính dẫn hướng vật liệu lên ống cuộn.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *