Trong bài này, bạn sẽ được học các vấn đề sau: Các biện pháp đảm bảo an toàn được áp dụng ở đâu trong nhà máy, các yêu cầu về bảo vệ an toàn vận hành máy đã được thay đổi như thế nào và tại sao lại cần đảm bảo an toàn vận hành máy.
1. Khóa liên động quay
2. Máy quét laser an toàn
3. Mành quang an toàn Safety Light Curtain
4. Thảm an toàn
5. Khóa liên động cơ cấu truyền động
6. Khóa liên động solenoid
7. Mành quang an toàn Safety Light Curtain
8. Nút dừng máy khẩn cấp kiểu dây kéo
9. Khóa liên động cơ cấu truyền động
10. Khóa liên động từ
Nhà máy hiện đại
Nếu bạn chưa từng vào một nhà máy hiện đại, ấn tượng đầu tiên của bạn có thể là rất choáng ngợp với các hoạt động của nó. Các nhà máy ngày nay được trang bị rất nhiều các quá trình tự động, rô bốt công nghiệp, phương tiện vận tải tự động dẫn hướng và nhiều loại máy móc khác nữa.
Các loại máy móc này tương tác với công nhân đứng máy và các nhân viên khác. Mỗi lần tương tác như vậy đều tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn cho người.
Mỗi khi con người tương tác với máy móc đều cần đảm bảo an toàn.
Nhu cầu đảm bảo an toàn vận hành máy
Trong xã hội hiện đại, máy móc chuyển động nhanh hơn và do đó cũng nguy hiểm hơn.
Các biện pháp đảm bảo an toàn vận hành máy được áp dụng để bảo vệ công nhân đứng máy và những người phải tiếp xúc trực tiếp với các loại máy móc chuyển động nhanh.
Có nhiều loại nguy cơ gây mất an toàn vận hành máy. Hãy kích chuột vào ĐÂY để xem các nguy cơ phổ biến nhất.
Máy móc
Mỗi loại máy móc lại tiềm ẩn một hoặc nhiều nguy cơ gây mất an toàn vận hành, có thể gây thương tích cho công nhân đứng máy, nhân viên bảo dưỡng hoặc thậm chí người nào đó vô tình đi ngang qua.
Hãy kích chuột vào ĐÂY để xem một vài loại máy móc điển hình và các nguy cơ tiềm tàng gây mất an toàn của chúng.
An toàn lao động và xã hội
Tất cả máy móc đều có thể bị hư hỏng và bất kỳ ai cũng có thể mắc sai lầm. Bởi vậy, cần phải có biện pháp phòng ngừa trước khi sự cố xảy ra để đảm bảo an toàn cho con người.
Trong xã hội văn minh, các công ty phải đặt trách nhiệm xã hội lên trên các hoạt động của mình. Theo tư tưởng này, trách nhiệm của các công ty đảm bảo an toàn cho nhân viên của mình trong sản xuất được kiểm soát rất kỹ càng. (Ví dụ: Cơ quan quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp (OSHA) ở Hoa Kỳ, Luật sửa đổi về An toàn và Sức khỏe công nghiệp ở Nhật và Sắc lệnh EC ở Châu Âu).
Khi để tai nạn xảy ra, các công ty không những phải chịu trách nhiệm pháp lý hình sự, dân sự do việc gây tổn hại con người mà hình ảnh doanh nghiệp của họ cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Trong những năm gần đây, nhận thức của các công ty về trách nhiệm xã hội của mình đối với an toàn lao động đã tăng vọt.
Một nhà máy an toàn đồng nghĩa với việc năng suất lao động được cải thiện và giảm chi phí, ví dụ như chi phí cho bảo hiểm và đào tạo.